The Left Eye of God

GIÓ BỐN PHƯƠNG

Gió muốn thổi đâu thì thổi. GIOAN 3:8

Thánh tịnh PHƯƠNG QUẾ NGỌC ĐÀI (Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên): Ấp Hội Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Trích văn thư nhà đạo ngày 24-6-2012 (06-5 Nhâm Thìn):

(…) Thời gian qua, chức sắc, chức việc cũng như bổn đạo thánh tịnh Phương Quế Ngọc Đài đã nhận được rất nhiều kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo gởi đến. Có thể nói trong thời kỳ hạ nguơn đại ân xá nầy, quý huynh tỷ đã dày công tạo dựng được một Chương Trình hết sức ý nghĩa, có giá trị to tát về mặt tinh thần, giúp cho bổn đạo chúng tôi một món ăn tinh thần vô giá.

Chúng tôi không biết gì hơn là chân thành cảm ơn và cầu chúc cho toàn thể quý huynh tỷ trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo luôn được dồi dào sức khỏe, và được Thầy Mẹ cùng các Đấng thiêng liêng ban bố nhiều hồng ân để quý huynh tỷ tiếp tục hoàn thành sứ mạng hoằng pháp của mình.

TM. Ban Cai Quản

Hội Trưởng

Giáo Hữu Ngọc Một Thanh

Ban Ấn Tống: Việc đạo quá lớn lao mà khả năng chúng tôi còn hạn chế; chỉ biết dốc lòng tin vào ơn Thầy Mẹ và các Đấng phù trợ, và cũng chỉ biết nương tựa vào tấm lòng thương mến bao la của đồng đạo gần xa sẵn sàng cảm thông, ủng hộ, hỷ xả cho những sơ sót chữ nghĩa chắc chắn khó tránh khỏi. Chúng tôi chân thành đa tạ hiền huynh Giáo Hữu Ngọc Một Thanh (Phan Mười Một), quý chức sắc và chức việc trong Ban Cai Quản, cũng như toàn thể họ đạo Phương Quế Ngọc Đài. Lá thư chan chứa tình cảm của hiền huynh Hội Trưởng quả thật đã thêm sức cho chúng tôi càng vững bước để có thể đi xa hơn trên đường dài hoằng pháp Kỳ Ba.

*

PHẬT HAY BỤT

Một đạo hữu trong gia đình Hưng Đức (thánh thất Trung Hiệp, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài), Cam Hiệp Bắc, Cam Lâm, Khánh Hòa:

“Trong quyển Tam Giáo Việt Nam – Tiền Đề Tư Tưởng Mở Đạo Cao Đài (Nxb Tôn Giáo, 2010), tr. 42, có viết: ‘Vì miền Bắc (Giao Châu ngày xưa) sớm trực tiếp gặp Phật Giáo Ấn Độ nên người miền Bắc có từ Bụt, chuyển từ tiếng Ấn Buddha. Sau này tiếp xúc Phật Giáo Trung Quốc nên có thêm từ Phật, mượn ở cách người Hoa phiên âm từ Buddha (tiếng Hán-Việt là Phật Đà).’ Xin giải thích cho tệ đệ hiểu rõ hơn hai chữ Phật và Bụt.”

Lê Anh Minh: Phật Giáo du nhập Trung Quốc khoảng giữa hai đời Tây Hán (206 trước Công Nguyên – 24 CN) và Đông Hán (25-220). Từ Buddha (Phật: Đấng giác ngộ) trong tiếng Phạn (Sanskrit) được chuyển âm (transliterated) sang chữ Hán bằng nhiều cách như: Bộ Đa 部多; Bộ Đà 部陀; Bộ Tha 步他; Bột Đà 勃陀; Một Đà 沒馱 (hay 沒陀); Phật 佛; Phật Đà 佛陀; Phật Đồ 佛圖; Phù Đà 浮陀; Phù Đầu 浮頭; Phù Đồ 浮圖 (hoặc 浮屠); Phục Đậu 复豆; Vật Tha 物他; Vô Đà 毋陀 (hoặc 毋馱), v.v... (xem “Phù Đồ Dữ Phật” 浮屠與佛 trong Trung Ấn Văn Hóa Quan Hệ Sử Luận Tùng 中印文化關係史論叢 của Quý Tiện Lâm 季羨林, Bắc Kinh, 1957, tr. 9).

Theo tự điển Khang Hy và từ điển Từ Hải, chữ Bột 勃 (trong Bột Đà 勃陀) cũng viết là 孛.

Trong các từ điển chữ Nôm, chữ Bột 孛 này được đọc là Bụt (xem mục từ Bụt trong Dictionarium Anamitico Latinum của Taberd hay trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của, Sài Gòn 1895, tr. 81).

Trong văn bản Nôm Cư Trần Lạc Đạo của Trần Nhân Tông có câu chữ Nôm phép Bụt trọng thay 法孛重世 (âm Hán Việt là pháp Bột trọng thế).

Trong Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh trình bày song song chữ Hán và chữ Nôm, chỗ khắc chữ Hán là 佛 (Phật) thì chữ Nôm tương ứng là 勃 (Bụt).

Tóm lại Phật Đà và Bột Đà là hai trong nhiều cách chuyển âm từ chữ Phạn Buddha (Đấng giác ngộ) sang chữ Hán. Hiện nay, Phật Đà nói gọn là Phật. Còn chữ Bụt trong chữ Nôm chẳng qua là đọc trại từ chữ bột (tức bột đà: Buddha).

*

HỮU CHƯ TRUNG, TẤT HÌNH CHƯ NGOẠI

Một đạo hữu ở Cao Thắng, Q3, Sài Gòn:

“Trong Chu Dịch của Phan Bội Châu (xb 1996), ở quẻ Tỷ (tr. 178) có câu: Hữu chư trung tất hình ư ngoại (sách không in kèm chữ Hán). Xin giải nghĩa câu này.”

Lê Anh Minh: Câu này đúng ra là:  Hữu chư trung, tất hình chư ngoại 有諸中必形諸外. Có câu tương tự là: ‚ Hữu chư nội, tất hình chư ngoại 有諸內必形諸外. Chư 諸 là hư từ, viết tắt của chi ư 之於.

Chu Đan Khê

 Hữu chư (= chi ư) trung, tất hình chư (= chi ư) ngoại nghĩa là: Có nó ở trong thì ắt hình nó hiện bên ngoài. Đây là câu nổi tiếng trong y học Trung Quốc, trích từ quyển Đan Khê Tâm Pháp 丹溪心法 của Chu Đan Khê 朱丹溪 (1281-1358), danh y Trung Quốc đời nhà Nguyên (ảnh bên).

Trong Nội Kinh 内經, Linh Khu 靈樞 (thiên Bản Tàng 本藏), có câu: Thị kỳ ngoại ứng dĩ tri kỳ nội tàng, tắc tri sở bệnh hỹ. 視其外應, 以知其內藏, 則知所病矣. (Xem thấy cái triệu chứng ứng hiện ở bên ngoài để biết cái ẩn tàng bên trong thì biết bệnh vậy.)

Chu Đan Khê căn cứ câu đó giảng nghĩa: Dục tri kỳ nội giả, đương dĩ quan hồ ngoại; chẩn ư ngoại giả, tư dĩ tri kỳ nội. Cái hữu chư ư nội giả, tất hình chư ngoại. 欲知其內者, 當以觀乎外; 診於外者, 斯以知其內. 蓋有 諸內者, 必形諸外. (Muốn biết bên trong thì phải xem bên ngoài; khám bên ngoài thì biết bên trong. Nếu có nó ở trong thì ắt hình nó hiện bên ngoài.)

Đó là nguyên tắc cơ bản trong bốn phép chẩn bệnh (tứ chẩn 四診) của Đông y gồm có: xem (vọng 望), hỏi (vấn 問), nghe (thính 聽), và bắt mạch hay sờ nắn (thiết 切).

‚ Hữu chư nội, tất hình chư ngoại là câu trích trong sách Mạnh Tử (thiên Cáo Tử, hạ). Thầy Mạnh Tử ngụ ý nói rằng cái ẩn bên trong tâm sẽ hiện ra nên ngoài; điều này chẳng khác gì câu nói dân gian: Người hiền nó hiện ở mặt.

Ở đây cụ Phan giảng hào sơ lục quẻ Tỷ. Quẻ Tỷ bàn về sự hợp quần, đoàn kết, tương trợ, xây dựng cộng đồng. Con người có xu hướng hợp quần, tương trợ, để xây dựng cuộc đời, phòng chống mọi hiểm nguy, nhằm tìm kiếm hạnh phúc. Hào sơ lục cho rằng việc quy tụ dân chúng đòi hỏi trước hết lòng chân thành, trung thực. Có vậy thì mới nảy sinh mọi điều tốt đẹp. Hễ ta thật sự chân thành, thì nó thể hiện ra ngoài, mọi người sẽ vui vẻ, tin tưởng, và quy tụ.

*

LÊ SƠN THÁNH MẪU LINH SƠN THÁNH MẪU

Đạo hữu Trần Thanh Tuấn (quận 6, Sài Gòn: …@yahoo.com.vn). Trích e-mail:

1. Tại sao cúng Thầy thì rượu ba ly, còn bạch thủy và trà mỗi thứ chỉ một ly mà không phải là ba ly?

2. Một số nơi để đèn Thái Cực và đèn Lưỡng Nghi là ba ngọn đèn điện chứ không phải là đèn dầu và chỉ khi cúng mới mở cháy chứ không để ngọn Thái Cực cháy hoài; vậy có đúng với lễ nghi của Đạo hay không?

3. Một số lòng sớ tới chữ Dĩ Văn là hết nhưng có một số nơi lại ghi thêm tên của người chứng sớ phía dưới chữ Dĩ Văn; vậy cách nào mới đúng?

4. Thấy trong thánh ngôn của Đạo có vị Lê Sơn Thánh Mẫu. Đó có phải là Linh Sơn Thánh Mẫu tại núi Bà Đen không?

Truyền Trạng THANH CĂN (HT Cao Đài Tiên Thiên):

1. Hoa tượng trưng cho Tinh, rượu tượng trưng cho Khí, trà tượng trưng cho Thần (gọi là tam bửu). Quyển Thiên Bàn Thờ Tại Tư Gia, xuất bản năm 1970 của tiền bối Hiến Pháp Trương Hữu Đức (1890-1976) giải thích: “Ba ly rượu là tượng trưng cho ba cõi: hạ giới, trung giới, thượng giới (…).”

Theo tôi nghĩ, ba ly rượu còn có ý nghĩa tượng trưng cho ba khí của vũ trụ (thiên) là khí Thái Thỉ, khí Thái Sơ và khí Thái Tố (hay Thái Dương, Thái Âm và Trung Hòa khí).

Nơi con người (nhân), ba khí là chí khí, ý khí và hào khí; hoặc khí của thượng, trung, hạ đan điền, như câu: Lưu thai chỉ tinh khả trường sinh / Tam Khí Hữu Hồi Cửu Đạo minh. 留胎止精可長生 / 三氣右迴九道明.)

Tam Khí: Ba khí đan điền là Thái Nguyên 太元, Thái Huyền 太玄, Thái Tổ 太祖.

Hữu Hồi: Vận khí đó trong mạch Đốc gọi là Tả Tuyền, trong mạch Nhâm gọi là Hữu Hồi.

Cửu Đạo: Tử Hà giải rằng sau lưng mạch Đốc gọi là Cửu Khúc Hoàng Hà 九曲黃河. Phía trên gọi là Cửu Chiết Thiên Tân 九折天津. Đằng trước mạch Nhâm gọi là Cửu Khúc Trường Giang 九曲長江.

Cửu Đạo minh: Mọi đường lối đều phân minh.(1)

2. Đèn Thái Cực trên Thiên Bàn luôn phải được thắp suốt ngày đêm. Hai đèn Lưỡng Nghi chỉ thắp lên khi cúng. Nếu có điều kiện an toàn, không sợ hỏa hoạn, dùng đèn dầu vẫn tốt hơn đèn điện.

3. Tên của người đứng sớ đã ghi ở câu: “Kim hữu đệ tử [thí dụ: Ngọc A Thanh] thọ Thiên ân [Lễ Sanh] …”, nên không cần ghi tên ở sau hai chữ Dĩ Văn.(2)

4. Lê Sơn Thánh Mẫu giáng cơ trong đạo Cao Đài và Linh Sơn Thánh Mẫu thờ tại núi Bà Đen (Tây Ninh) là hai vị khác nhau.

a. Lê Sơn Thánh Mẫu: Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, ngài là Đại Tiên Nữ. Theo Ly Sơn Lão Mẫu Huyền Diệu Chơn Kinh, Thánh Mẫu là hóa thân của Đẩu Mỗ 斗姥 (vì sao nữ), là Tiên Thiên Nguyên Thỉ Âm Thần, cũng gọi là Tiên Thiên Đạo Mỗ Thiên Tôn 先天道姥天尊. Đời nhà Đường (Trung Quốc) có nữ nguyên soái Phàn Lê Huê, võ nghệ và tài phép cao cường, là học trò của Lê Sơn Thánh Mẫu.

b. Linh Sơn Thánh Mẫu: Tương truyền rằng khoảng nửa sau thế kỷ 18, có Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày nay) chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương để theo quân đội của Nguyễn Huệ. Tại quê nhà, để khỏi bị kẻ cường bạo làm nhục, cô Thiên Hương gieo mình xuống núi mà chết. Sau đó cô báo mộng cho vị sư trên núi biết nơi cô bỏ xác. Sư đem thi hài về mai táng, lập bàn thờ. Dần dần nhiều người lên núi chiêm bái và cầu nguyện vì ngài rất linh thiêng. Sinh thời ngài có làn da bánh mật nên dân gian gọi là Bà Đen, núi có đền thờ ngài gọi là núi Bà Đen, tôn hiệu của ngài là Linh Sơn Thánh Mẫu.


(1) NhânTử Nguyễn Văn Thọ, Huỳnh Đình Nội Cảnh, Chương 20. ( http://nhantu.net/TonGiao/HuynhDinhKinh/HDK20.htm)

(2) Ngoài nghĩa là “nghe”, chữ văn còn có nghĩa là “truyền đạt, báo cho biết”. Hai chữ Dĩ văn 以聞 có nghĩa là “để trình tấu”. (Văn Uyển)

资讯网保险公司成立部门起名算命的根据名字甜蜜演员表额首称庆上海品质网站建设呼和浩特好吃的饭店推荐52ss扬州建设企业网站2020年周公解梦大全查询网络推广和网络营销的区别和联系四省藏区后头湾村鬼故事想起的名字seo实操培训seo优化条件焦点网北京seo蜘蛛精破解版免费婚姻八字算命杭州seo论坛八字与周易落红有主人工栽培鸡枞姓漆男孩起名大全任姓幼儿起名周公解梦蛇咬蛇2月19日八字算命取名诗经周易楚辞论语梦幻直播最新破解版下载广州知名网站建设sp珠宝少年生前被连续抽血16次?多部门介入两大学生合买彩票中奖一人不认账让美丽中国“从细节出发”淀粉肠小王子日销售额涨超10倍高中生被打伤下体休学 邯郸通报单亲妈妈陷入热恋 14岁儿子报警何赛飞追着代拍打雅江山火三名扑火人员牺牲系谣言张家界的山上“长”满了韩国人?男孩8年未见母亲被告知被遗忘中国拥有亿元资产的家庭达13.3万户19岁小伙救下5人后溺亡 多方发声315晚会后胖东来又人满为患了张立群任西安交通大学校长“重生之我在北大当嫡校长”男子被猫抓伤后确诊“猫抓病”测试车高速逃费 小米:已补缴周杰伦一审败诉网易网友洛杉矶偶遇贾玲今日春分倪萍分享减重40斤方法七年后宇文玥被薅头发捞上岸许家印被限制高消费萧美琴窜访捷克 外交部回应联合利华开始重组专访95后高颜值猪保姆胖东来员工每周单休无小长假男子被流浪猫绊倒 投喂者赔24万小米汽车超级工厂正式揭幕黑马情侣提车了西双版纳热带植物园回应蜉蝣大爆发当地回应沈阳致3死车祸车主疑毒驾恒大被罚41.75亿到底怎么缴妈妈回应孩子在校撞护栏坠楼外国人感慨凌晨的中国很安全杨倩无缘巴黎奥运校方回应护栏损坏小学生课间坠楼房客欠租失踪 房东直发愁专家建议不必谈骨泥色变王树国卸任西安交大校长 师生送别手机成瘾是影响睡眠质量重要因素国产伟哥去年销售近13亿阿根廷将发行1万与2万面值的纸币兔狲“狲大娘”因病死亡遭遇山火的松茸之乡“开封王婆”爆火:促成四五十对奥巴马现身唐宁街 黑色着装引猜测考生莫言也上北大硕士复试名单了德国打算提及普京时仅用姓名天水麻辣烫把捣辣椒大爷累坏了

资讯网 XML地图 TXT地图 虚拟主机 SEO 网站制作 网站优化